Bi House Số điện thoại mua hàng
Bi House chat zalo tư vấn

Bài viết

Apple M1 đã làm thay đổi định nghĩa về hiệu năng trên laptop

Apple M1 đã làm thay đổi định nghĩa về hiệu năng trên laptop
 
Khi những chiếc laptop đầu tiên của Apple chạy vi xử lý Apple M1 được giới thiệu tới người dùng, đã có rất nhiều sự hoài nghi, thậm chí dè bỉu về hiệu năng của nó và đoán chắc rằng nó sẽ thất bại thôi. Hơn nữa, Apple đem nó trang bị cho những dòng laptop phổ biến và bán chạy nhất của họ: MacBook Air và MacBook Pro 13-inch. Câu hỏi đặt ra ở đây là Apple đang toan tính điều gì? Apple có thực sự hiểu rõ mình đang làm gì hay không? Và câu trả lời là Apple biết rất rõ điều đó.
 

Cuộc chơi của riêng Apple

Bàn tí xíu về Microsoft và Qualcomm, một công ty nắm giữ hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới, một công ty sản xuất những con SoC ARM mạnh nhất thế giới. Vậy tại sao khi cả hai kết hợp lại với nhau lại không thành công? Lí do nằm hoàn toàn ở phần mềm. Microsoft ngay từ đầu đã không có được một hệ sinh thái như Apple, cũng như không có kinh nghiệm tối ưu hệ điều hành cho các SoC ARM như Apple đã làm với iPhone và iPad. Khi Apple công bố MacBook Air và MacBook Pro mới chạy Apple M1, nó đã có hiệu suất và thời lượng pin mà ngay cả chiếc Surface Pro X cũng không làm được. Microsoft và Qualcomm có thể nói là thất bại khi chuyển mình từ kiến trúc x86 sang ARM.


Microsoft_surface_pro_X_tinhte-16.jpg

Nhưng Apple lại thành công, ít nhất là tới thời điểm hiện tại. Những bài benchmark cũng đã nói lên tất cả, không chỉ đánh bại Microsoft và Qualcomm, mà Apple M1 còn đánh bại cả những con CPU của Intel luôn. Hiệu năng qua những bài benchmark cho thấy CPU Core i9 trên chiếc MacBook Pro 16-inch cũng bị Apple M1 đánh bại, còn những CPU Intel tiết kiệm điện được Apple trang bị trước đó trên MacBook Pro và MacBook Air thì bị Apple M1 cho hít khói và bị thay thế hoàn toàn.

 

MacBook_Air_fed.jpg

Và câu hỏi mà chúng ta đặt ra bây giờ không còn là có nên đánh liều với những chiếc máy đó hay không, có nên mua nó không vì cái gương Microsoft vẫn còn đó. Không, bây giờ câu hỏi đặt ra là Intel và AMD sẽ làm gì để chống trả lại làn sóng ARM đang nhen nhóm quay trở lại.


Intel và AMD trong nhiều năm qua là đối thủ chính của nhau trên thị trường PC cũng như laptop, họ giống như đang chơi một ván cờ với nhau, với những cuộc cạnh tranh về CPU, hiệu năng mỗi năm nhích lên một tí, rồi vi kiến trúc mới, rồi tiến trình mới, rồi thời lượng pin vân vân….Và Apple xuất hiện, họ đã thay đổi hoàn toàn cuộc chơi của hai ông lớn kia. Sự tối ưu hoá hoàn hảo giữa phần cứng và phần mềm của Apple đã làm nên thành công cho iPhone và iPad, còn bây giờ đến lượt máy Mac.

Phần cứng của Apple cực mạnh và cực nhanh là một chuyện, đó là điều đương nhiên, nhưng phần mềm đứng đằng sau nó mang yếu tố quyết định. Phần mềm của Apple làm ra để tận dụng tối đa sức mạnh mà phần cứng đó đem lại, tốt hơn rất nhiều sự tối ưu macOS với cấu trúc x86 mà Apple đã làm trong nhiều năm qua. Kỹ sư David Smith của Apple nói rằng với các tác vụ hay ứng dụng cơ bản, nó làm nhanh hơn CPU Intel gấp 5 lần, vì ngay từ đầu Apple đã muốn nó phải làm được như vậy, chứng tỏ sự tối ưu đến mức hoàn hảo. Đó là lí do tại sao các SoC ARM làm được nhiều việc hơn với một lượng RAM ít hơn so với CPU Intel cũng như ngay cả hệ điều hành Android.

apple-m1-111120201127--lg@2x.jpg

Rosetta 2 cũng đóng góp một phần rất quan trọng, nó sẽ giúp các phần mềm chạy trên x86 cũng sẽ chạy tốt trên ARM, thậm chí người dùng còn không nhận ra được sự khác biệt về hiệu năng khi sử dụng trên những chiếc máy Mac chạy CPU Intel x86 thuần tuý, và đó lại là thành công của Apple. Rosetta 2 đã được Apple thai nghén từ lâu và đã có sự chuẩn bị kĩ càng, vì nó là phần quan trọng mang tính sống còn của Apple trong việc đưa phần mềm chỉ chạy trên kiến trúc x86 sang kiến trúc mới, mà lại còn mượt mà.

Rosetta2.jpg

Rõ ràng, các CPU tiết kiệm điện của Intel đã bị Apple đánh bại hoàn toàn, sân chơi ở những dòng máy giá rẻ nhất của Apple đã không còn là của Intel nữa. Vậy còn những dòng máy đắt tiền và hiệu năng cao còn lại của Apple thì sao? Với những gì chúng ta đã thấy với Apple M1, chẳng có ai dám chắc rằng sau một vài năm trưởng thành, những thế hệ M-series tiếp theo không đá văng Intel hay thậm chí AMD ra khỏi sân chơi của những chiếc máy tính hiệu năng cao như iMac hay Mac Pro.

Microsoft và Qualcomm sẽ cạnh tranh như thế nào?

Microsoft là người khai mào cuộc chơi, khi ra mắt chiếc Surface RT chạy SoC dựa trên kiến trúc ARM, hay sau này là Surface Pro X kết hợp với Qualcomm với con SoC SQ1 hay SQ2. Microsoft không phải không nhìn ra những điểm mạnh và ưu thế của ARM so với x86, họ đã nhìn ra từ rất lâu rồi, không phải mình Apple nhìn ra đâu, nhưng tại sao Microsoft vẫn không thành công? Hướng đi nào cho Microsoft ở thời điểm hiện tại để đối chọi lại với Apple. Câu trả lời cho Microsoft đó là phải tái cấu trúc Windows.

SQ1.jpeg

Quay bánh xe thời gian trở lại những ngày xưa, khi x86 và ARM còn tương đối cạnh tranh sòng phẳng với nhau. Bản chất x86 sử dụng tập lệnh phức tạp CISC, so với ARM sử dụng tập lệnh đơn giản RISC thời đó thì x86 có lợi thế hơn rõ ràng, và Microsoft đã tuỳ chỉnh Windows chỉ chạy được trên x86 của Intel hay AMD mà thôi. Thời gian trôi qua, ARM đã cho thấy ưu thế của mình về hiệu năng/watt và thời lượng pin cực kì tốt, nó đã thống trị thị trường di động mà Intel cố giành lấy cũng không được, và lúc này Microsoft tham gia vào thì thất bại và điều khó tránh khỏi.

Chính vì vậy để đuổi kịp Apple thì Microsoft phải tái cấu trúc lại Windows, để cho nó tương thích với ARM và cả một lô một lốc phần mềm theo sau nữa. Điều này sẽ không dễ để làm vì Microsoft không có nhiều kinh nghiệm và thời gian, cũng như không có được sự kiểm soát tuyệt đối cả phần cứng lẫn phầm mềm của mình như Apple. Hơn nữa, Microsoft còn phải thuyết phục các OEM khác như Dell, HP, Lenovo hay Asus sử dụng ARM giống như mình và phải cho một hiệu năng tương đối. Phần mềm vẫn là một rào cản lớn với Microsoft.

Có thể MacBook Air và MacBook Pro 13-inch mới không phải sự lựa chọn hoàn hảo, đặc biệt nếu cần nhiều hơn GPU và các tác vụ cực kì nặng trong một thời gian kéo dài. Nhưng nhìn kĩ lại, khi mà một chiếc laptop $1000 có hiệu năng vượt trội so với MacBook Pro 16-inch trên $2000, với RAM 64GB và CPU laptop flagship của Intel, thời lượng pin tốt hơn, chạy mát hơn và êm hơn trong một thân hình nhỏ gọn hơn thì những đối thủ trong cùng phân khúc sẽ phải cạnh tranh như thế nào đây?

Nguồn: The Verge, Tinhte.vn